Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tương lai bất định của ngành công nghiệp gia công phần mềm trị giá 150 tỉ USD của Ấn Độ

Tương lai bất định của ngành công nghiệp gia công phần mềm trị giá 150 tỉ USD của Ấn Độ

Bằng cách tự sản xuất và để lực lượng bên ngoài vượt khỏi tầm kiểm soát, ngành công nghiệp gia công phần mềm trị giá 150 tỉ USD của Ấn Độ đã tìm thấy điểm tới hạn của nó. Được ca ngợi có thể đưa Ấn Độ trở thành điểm đến của chất lượng cao, tay nghề kỹ thuật với giá cả thấp và là động lực của sự giàu có và tạo ra việc làm, nhưng ngành công nghiệp này hiện đang đối mặt với một tương lai bất định.

05:53 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nhu cầu công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự kiện Brexit, thay đổi về chính sách nhập cư và visa, sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ Trump có thể là cú phanh gấp đối với ngành công nghiệp này – với dự báo tăng trưởng mới nhất từ Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ và phần mềm Ấn Độ (NASSCOM) sụt giảm còn 10% cho năm 2016-2017 so với  12% trong năm 2014-2015.

Việc thuê mướn diễn ra chậm chạp với số ít người cần thiết trong một khu vực bao gồm tự động hóa và robot để mang lại một sức sống riêng. Trong 5 năm qua, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của 5 công ty hàng đầu niêm yết trên BSE đã giảm một nửa.

Tập đoàn Infosys, cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp gia công phần mềm đang cảm nhận được sức mạnh của cơn gió ngược chiều này. Tháng 8 năm ngoái, công ty này choáng váng khi một hợp đồng với Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) bị hủy bỏ sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit. Kết quả là 3000 việc làm bị mất ở Bengaluru, và không ngạc nhiên khi tiền thưởng năm mới từ CEO của Infosys là Vishal Sikka cho nhân viên biến mất.

Vishal Sikka cho biết: “Chúng ta sẽ không thể tồn tại nếu chúng ta tiếp tục làm những việc được yêu cầu, chỉ phụ thuộc vào chi phí chênh lệch, và làm việc như phản ứng để giải quyết vấn đề”. Thu ngoại tế trong quý tháng 12 giảm đến 1,4% (khi tạp chí ET liên lạc, Infosys đã không phản hồi với lý do đây là thời gina im lạng trước kết quả hằng quý). Lãnh đạo của Tata Consultancy Services (TCS) cũng cảm thấy bị tác động như là một sự thay đổi mô hình kinh doanh theo hướng nền tảng phần mềm và đuổi theo liên lạc kỹ thuật số. Ông N. Chandrasekaran, CEO TCS và Chủ tịch của Tata Son, trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ ET đã nói rằng: “Chúng tôi đã có một năm đầy khó khăn. Chúng ta không phủ nhận điều đó. Tôi nghĩ chúng tôi đã có sự tăng trưởng chậm nhất cho quý II trong lịch sử”.

Infosys đã cắt giảm gấp đôi dự báo tăng trưởng trong năm nay khi họ tìm cách mở rộng các hoạt động phi tuyến tính như các nền tảng phần mềm để tiếp cận tăng trưởng. Thậm chí ngay cả các công ty đầu tư vào công nghệ mới như nền tảng trí tuệ nhân tạo thì COO của Mana là Pravin Rao thừa nhận rằng, các hợp đồng lớn của công ty mất nhiều thời gian để sinh lợi.

Trong 12 tháng qua, công ty Cognizant đã nhìn thấy mục tiêu tăng trưởng giảm 3 lần trong thực tế. Phó Chủ tịch điều hành của Cognizant, ông Malcolm Frank, nói rằng: “Như hai năm gần đây nhất, bạn sẽ cảm thấy lý thuyết khi nói về sự chuyển đổi. Nhưng hiện tại, cuộc nói chuyện về nền tảng phần mềm, tự động hóa và thương mại điện tử đang thu hút mọi người, và như cách chúng ta đối phó với quá trình chuyển đổi, điều này sẽ mất khoảng thời gian”.

Sự sụt giảm này không gây ngạc nhiên cho giới quan sát công nghiệp. Ông Vivek Wadhwa, thành viên danh dự Viện Kỹ thuật, Đại học Carnegie Mellon nói rằng: “Ngành gia công Ấn Độ cần phải được quan tâm. Thêm vào đó, ngành này không đồng bộ hóa với sự thay đổi của thị trường, và bây giờ họ phải đối mặt với chính phủ theo chủ nghĩa bảo hộ và dân túy ở Mỹ. Tôi đã cảnh báo nhiều lần các công ty IT Ấn Độ hãy suy nghĩ lại về những gì họ đang làm. Họ có lắng nghe nhưng không thấu hiểu. Tôi cảm thấy bi quan hơn bao giờ hết về ngành IT Ấn Độ”.

Trung tâm của những lời cảnh báo thảm khốc này xoay quanh cách kinh doanh cũ (với trọng tâm là dịch vụ phần mềm thuê ngoài dựa trên chi phí) để phát triển cung cấp các nền tảng phần mềm (giống như Mana của Infosys); và cập nhật các khả năng để phục vụ cho sự chuyển dịch các nhu cầu của khách hàng để nhận được nhiều hơn một đối tác kinh doanh và ít hơn một nhà cung cấp IT. Điều này sẽ liên quan đến việc các nhà gia công Ấn Độ học cách làm việc với các lãnh đạo marketing (những người kiểm soát ngân sách IT nhiều hơn các CIO và CTO) và sử dụng thứ ngôn ngữ của họ (các kết quả kinh doanh vượt qua các thuật ngữ công nghệ) để cạnh tranh.

Hiệu quả Trump

Khó khăn hơn để sửa chữa các yếu tố bên ngoài. Trong khi sự kiện Brexit làm bấp bênh một số kế hoạch gia công thì vấn đề nghiêm trọng hơn là việc thay đổi những quy định visa nhập cảnh vào Mỹ - thị trường lớn nhất của các công ty này. Dự luật có tên là Bảo vệ và phát triển việc làm ở Mỹ (Protect and Grow American Jobs Act) muốn tăng lương của những người có visa H-1B từ 60 ngàn lên 100 ngàn USD mỗi năm và loại bỏ quyền miền trừ đối với những người có bằng thạc sĩ. Tổng thống đắc cử Donal Trump và Thượng nghị sĩ Jeff Sessions – người được lựa chọn cho vị trí Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đã hứa điều này nhằm hạ con số thất nghiệp ở Mỹ.

Ông Peter Bendor Samuel, CEO tập đoàn Tư vấn Everest Group, nói rằng: “Luật về thị thực và nhập cư… sẽ tăng chi phí hoạt động bằng việc tăng chi phí của các công ty Ấn. Với môi trường giá cả siêu cạnh tranh, có vẻ như ngày càng không chắc chắn rằng, họ có thể vượt qua với các chi phí cho khách hàng của họ, và gây sức ép về mặt lợi nhuận”.

Cuộc tranh đấu của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực này đã phản ánh bằng giọng điệu thận trọng của NASSCOM. Ông Chandrasekhar, Chủ tịch NASSCOM nói rằng: “Chúng tôi tin rằng, ngành công nghiệp đang tiến về đến thời gian thử thách. Sự kỳ vọng của khách hàng đã thay đổi và các công ty đang cố gắng bắt kịp sự thay đổi này”.

Để làm được điều này các công ty cần chuyển đổi việc kinh doanh của họ, yêu cầu những kỹ năng mới và tiến vào lĩnh vực các chiều hướng mới nổi. “Các công ty Ấn Độ cần phải xây dựng sự hiểu biết sâu sắc hơn trong các lĩnh vực và tiếp cận với việc tư vấn với các giải pháp dựa trên sự hiểu biết về cả kinh doanh và công nghệ”. Sự trỗi dậy của chính quyền theo chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ sẽ không chỉ khiến sự chuyển đổi này khó khăn hơn, với làn sóng chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa dự kiến sẽ bước vào giai đoạn trọng tâm.

Ông Chandrasekhar cho biết thêm: “Đây không phải là một sự kiện ngẫu nhiên. Đây là một sự thay đổi rõ ràng về tư duy chính trị và kinh tế”. Để chống lại điều này, NASSCOM hy vọng sẽ phát huy vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp IT trong việc giữ cho nền kinh tế Mỹ có tính cạnh tranh, đồng thời nêu bật vai trò của các doanh nghiệp Ấn Độ trong lĩnh vực việc làm và kỹ năng sáng tạo.

Các chuyên gia về di trú cho thấy rằng, Mỹ đã cam kết với WTO cung cấp ít nhất 65 ngàn visa loại H-1B hằng năm, và các công ty Ấn Độ sử dụng lợi thế so sánh hợp pháp về số lượng lớn công nhân công nghệ được đào tạo tốt để xây dựng ngành công nghiệp.

Theo ông Edward Alden, thành viên cao cấp Bernard L. Schwarts, thuộc Ủy ban Quan hệ đối ngoại, cho biết: “Dự luật Issa (cải cách chương trình nhập cư H-1B) thậm chí còn hơn các hành động trước đây, có thể dễ dàng được xem là vi phạm cam kết bằng cách đưa ra tiêu chuẩn tiền lương mới cao hơn. Các công ty khác của Mỹ đã sử dụng các công ty như Infosys và Wipro để giảm chi phí hành chính để trở nên cạnh tranh hơn”.

Hạn chế bổ sung sẽ làm tăng các chi phí cho các công ty Mỹ, điều này có thể khiến họ trở nên ít cạnh tranh hơn toàn cầu. Thay vào đó, một hệ thống đấu giá trong chương trình H-1B đã tạo nên sự tranh luận trong các chuyên gia, vì thế các công ty sẽ phải đấu thầu cạnh tranh về quyền thuê lao động trong chương trình này (trái ngược với hệ thống xổ số hiện tại). Đó là cách chính xác nhất để xác định giá trị của những người lao động nhập cư được thuê bởi các công ty.

Các giám đốc điều hành dường như cho thấy đây là thời gian tốt nhất để hành xử một cách can đảm và thay đổi chiến thuật. Ông Jagdish Mitra, Trưởng Bộ phận Chiến lược và Marketing tập đoàn Tech Mahindra, nói rằng: “Ngành công nghiệp đang trong giai đoạn của một quá trình chuyển đổi nhưng đau đớn. Chúng tôi đang cố gắng để hướng đến người ra quyết định mới, học cách giao tiếp với khách hàng bằng thứ ngôn ngữ mới và giải quyết các vấn đề của họ bằng những cách thức mới”.

Khi ngành công nghiệp gia công phần mềm phát triển, tập đoàn Tech Mahindra đang chạy đua để bắt kịp với DAVID (kỹ thuật số, tự động hóa, sáp nhập, đổi mới và khủng hoảng) với hy vọng sẽ bám vào nhu cầu phát triển của khách hàng. Công ty đang thay đổi con đường tiếp cận kinh doanh, từ chỗ cố gắng đẩy xây dựng mọi thứ sang học cách dựa vào số đông để tìm nguồn cung ứng và hợp tác. Hiện công ty đang làm việc với hơn 15 dự án startup (trong hoặc ngoài công ty) để hướng đến một thị trường khó khăn.

Vào cuối năm ngoái (2016), khoảng 3000 nhận viên ở các văn phòng của công ty từ Ấn Độ và Bắc Mỹ (và một số nhân viên của khách hàng là một công ty dịch vụ tài chính lớn) cùng tham gia vào sự kiện hackathon, một chương trình hợp tác phát triển một giải pháp cho chuỗi khối (blockchain), một phân cấp số cho việc trao đổi tiền mã hóa như bitcoin. Ông Mitra nói rằng: “Chúng tôi có thể không luôn có các câu trả lời và chúng tôi đang mở cửa để các giải pháp đến từ bất cứ đâu trong công ty”.

Mặc cho sự u ám, một số nhà phân tích vẫn tìm kiếm ánh sáng. Ông Sagar Rastogi, một nhà phân tích nghiên cứu ở Ambit Capital, nói rằng: “Có những dấu hiệu cho thấy thị trường đang dần ổn định. Lãi suất của Mỹ đang tăng lên, Chỉ số của US Bank (Dow Jones US Bank) đã tăng 25% kể từ khi Trump thắng cử”.

Trong khi đó, trong xu hướng số hóa, các công ty gia công Ấn Độ có thể lấy lại thị trường đã mất như các hợp đồng từ các dự án thử nghiệm sang thực hiện các công nghệ phức tạp. Một số công ty lớn trong đó có người khổng lồ về dịch vụ tài chính. Ông Rastogi cho biết thêm: “Tôi hy vọng tăng trưởng doanh thu để đẩy nhanh tiến độ bắt đầu từ năm tài chính 2018”.

Các doanh nghiệp Ấn Độ đã duy trì việc ký quỹ trong giai đoạn tăng trưởng chậm bằng một loạt các biện pháp bao gồm cả việc tăng lương thấp, thay đổi kết cấu nhân viên và chuyển đổi nhiều việc ra nước ngoài.

Ngành công nghiệp gia công phần mềm của Ấn Độ có thể đang ở giữa quá trình thay đổi mô hình. Ông Bendor Samuel nói rằng: “Nhưng sau cùng, không có sự thay thế nào cho nguồn tài năng thiết yếu từ Ấn Độ và các công ty Ấn Độ, nhưng sự phát triển của ngành công nghiệp này sẽ chậm lại và lợi nhuận dường như có khả năng thu nhỏ”. Nhưng nhà lãnh đạo của TCS không đồng ý với điều đó, với lợi nhuận đạt lần đầu tiên đạt mức 1 tỉ USD và mảng kinh doanh số tăng trưởng hơn 30% cho quý II của năm tài chính này, ông Chandrasekaran đã gửi lời thách đấu với các đối thủ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ dịch
http://economictimes.indiatimes.com/tech/ites/indias-technology-vendors-paddling-shaky-boats/articleshow/56543653.cms

Nguồn:

Cùng chuyên mục