Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Tương lai của cuộc chiến nhận thức

Tương lai của cuộc chiến nhận thức

Việc các quốc gia sử dụng chiến tranh nhận thức cho thấy rằng, một chiến trường mới đã xuất hiện.

05:56 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Kỷ nguyên Khai sáng được cho là đã mang lại nhiều thay đổi lớn nhất cho cuộc sống nhân loại. Ban đầu, thời kỳ này chỉ xuất hiện ở châu Âu, thông qua các phương tiện, cả chính nghĩa, như kinh tế và thương mại; hoặc phi chính nghĩa, như chủ nghĩa thực dân. Nhưng sau đó, ý tưởng của cuộc cách mạng này đã tràn ngập khắp nơi, tác động đến quá trình suy nghĩ và nhận thức về thế giới. Một đặc điểm khác biệt quan trọng của thời kỳ hậu khai sáng là sự nhấn mạnh vào ý chí tự do cá nhân, bên cạnh khả năng tư duy và lập luận phê phán. Thông tin trở thành một nguồn lực để giải phóng. Tuy nhiên, tâm trí con người, tương tự như bất kỳ cỗ máy nào đang tồn tại, đều có thể bị “hack”.

Trong khi những quan niệm như vậy ban đầu được coi là khoa học viễn tưởng đơn thuần, được trình bày qua lăng kính điện ảnh, sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản giám sát đã thúc đẩy một hệ thống nơi các thực thể thương mại được khuyến khích theo dõi, cá nhân hóa trải nghiệm, dự đoán và liên tục thực hiện thử nghiệm đối với người dùng thông qua các công nghệ như hành vi phân tích, Trí tuệ nhân tạo, Máy học và Phân tích dữ liệu lớn. Những công nghệ như vậy đã được nhiều bên sử dụng, từ các tổ chức thương mại cố gắng cung cấp các quảng cáo được cá nhân hóa cụ thể, đến các đảng chính trị ở các quốc gia như Kenya và Vương quốc Anh, cố gắng sử dụng công nghệ để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử. Tất cả những điều này đều có một điểm chung: Họ cố gắng chiếm lĩnh khả năng tư duy phản biện của con người bằng cách “bán” cho người đó một câu chuyện.

Trong thời gian gần đây, những công cụ này đã được sử dụng để can thiệp vào bầu cử. Tuy nhiên, mức độ thực sự của việc các nhà nước sử dụng các công cụ đó để theo đuổi các mục tiêu chống lại các đối thủ còn lớn hơn nhiều. Những công cụ như vậy đang được khai thác để tạo dựng những câu chuyện về đối thủ thông qua cách thức cá nhân hóa. Theo quan điểm của luật pháp quốc tế, một quốc gia bao gồm bốn yếu tố: 1) dân số thường trú; 2) một lãnh thổ xác định; 3) có chính phủ; và 4) khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác.

Mục tiêu của chiến tranh nhận thức hay còn gọi là chiến tranh thế hệ thứ 6 là nhân danh chính phủ gieo rắc mối bất hòa và tạo ra sự chia rẽ giữa các công dân để buộc đối phương chấp nhận ý chí chính trị của mình. Về bản chất, hình thức chiến tranh này nhằm vào yếu tố thứ ba trong bốn yếu tố nêu trên, cụ thể là phá hoại chủ quyền, phá chính phủ độc lập, và can thiệp từ nước ngoài. Bằng cách “truyền đạt cho đối tác hoặc đối thủ thông tin được chuẩn bị có chủ ý” nhằm mục đích “khiến anh ta tự nguyện đưa ra quyết định theo ý muốn đã định trước của người truyền đạt” từ đó thực thi “kiểm soát theo phản xạ”. Mục tiêu cuối cùng của cách làm này là thay đổi hệ thống niềm tin cốt lõi của người nhận thông tin và hiểu biết về thế giới thông qua việc can thiệp vào quá trình “quan sát, định hướng, quyết định và hành động” của họ

Giới học thuật và trí thức đã bàn về chủ đề này suốt một thời gian dài, các sự kiện thực tế trong những năm gần đây đã cho thấy mức độ mở rộng của các hoạt động đó. Từ việc thu thập một lượng lớn dữ liệu về người nước ngoài đến hàng loạt hành động tuyên truyền, những sự kiện này đã nêu bật tầm quan trọng của việc sử dụng những vũ khí mới này đối với các quốc gia.

Các quốc gia mất cảnh giác, ban đầu đã phản ứng theo kiểu đối phó. Các quốc gia đã viện đến việc cấm các dịch vụ công nghệ của quốc gia đối địch để tránh mối đe dọa. Tuy nhiên, các quốc gia ngày càng hiểu rõ và áp dụng quan điểm này vào chiến lược và học thuyết với tỷ lệ áp dụng đa dạng kèm theo định hướng chiến lược rõ ràng. Hơn nữa, các quốc gia cũng thể hiện sự hiểu biết về những vấn đề này thông qua lăng kính chủ quyền. Ví dụ, khi Ấn Độ cấm ứng dụng của Trung Quốc hay huy bỏ hợp đồng xây dựng cơ sở hạ tầng 5G với Trung Quốc, nước này đã giải thích bằng lý do là để bảo đảm an ninh quốc gia.

Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia với các hình thái nhà nước khác nhau như Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, CHND Trung Hoa, Liên bang Nga, Cộng hòa Trung Hoa (ROC-Đài Loan) và Canada, ở các mức độ khác nhau, đã bày tỏ sự thừa nhận, hoặc kết hợp các cuộc thảo luận về cuộc chiến tranh về nhận thức trong tài liệu an ninh quốc gia.

CHND Trung Hoa, một quốc gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực này, có quan niệm lâu đời về ba chiến xa, được hình thành trong tư tưởng chiến lược của mình. Ba chiến xa là chiến tranh tâm lý, chiến tranh dư luận, và chiến tranh pháp lý. Thông qua học thuyết Gerasimov, Nga cũng đã áp dụng cách tiếp cận tương tự và nhấn mạnh rằng “không gian chiến đấu chính là tâm trí và do đó, các cuộc chiến tranh thế hệ mới sẽ bị chi phối bởi thông tin và chiến tranh tâm lý”.

Tương tự như vậy, Báo cáo Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc-Đài Loan năm 2021 đưa ra khía cạnh “Chiến tranh nhận thức”, mục tiêu mà báo cáo xác định là “làm thay đổi tư tưởng xã hội, tâm lý và ý thức về luật lệ và trật tự thông qua xâm nhập không gian mạng để thao túng tâm lý và dư luận xã hội”. Báo cáo lưu ý rằng, điều này đạt được bằng cách sử dụng “hệ thống máy tính hiện đại hiệu quả cao, internet và phương tiện truyền thông xã hội.” Mục tiêu là “tuyên truyền này phải thấm” vào đảo (Đài Loan), từng hộ gia đình, vào suy nghĩ của từng người, và cuối cùng là tâm trí của mỗi cá nhân”.

Ví dụ, một báo cáo tình báo của Canada lưu ý rằng, các quốc gia như CHND Trung Hoa đang áp dụng rộng rãi nhiều phương pháp để thực hiện kiểm soát tình hình trong nước trước những tác động từ bên ngoài biên giới. “Nỗ lực phòng thủ lâu dài của CHND Trung Hoa để tránh rủi ro chính trị thông qua thông tin và công nghệ thông tin”, đang được “bổ sung” bởi một sáng kiến ​​nhằm xây dựng lại các quan điểm và quy định quốc tế nhằm phục vụ các mục tiêu của CHND Trung Hoa và “thế giới quan của ĐCS Trung Quốc”.

Giám đốc MI6 của Vương quốc Anh, Richard Moore, cũng cảnh báo tương tự chống lại “bẫy nợ và bẫy dữ liệu” của CHND Trung Hoa, cho rằng, CHND Trung Hoa có khả năng “thu thập dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới” và đây chính là “quyền truy cập vào dữ liệu thực sự quan trọng về xã hội, theo thời gian sẽ làm xói mòn chủ quyền của bạn”. Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về việc các bên khác tham gia vào việc thu thập dữ liệu và việc khai thác dữ liệu đó.

Với sự phức tạp ngày càng nhiều trong công nghệ và căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, việc vũ khí hóa không gian tâm trí dự kiến ​​sẽ tăng lên trong năm tới. Với việc ngày càng nhiều quốc gia thừa nhận vai trò của đấu trường mới này trong các cuộc tranh chấp, việc khai thác không gian mạng cũng sẽ được tăng cường. Cách tiếp cận này khá đơn giản và hiệu quả về chi phí cũng có nghĩa là nhiều quốc gia sẽ sử dụng phương pháp này, và nhiều quốc gia khác rơi vào trạng thái “phòng thủ”, chẳng hạn như hạn chế đối thủ truy cập vào phạm vi thông tin của cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, với sự gia tăng của các phương pháp này, các quốc gia không tham gia dự kiến ​​sẽ bị buộc phải phòng thủ. Ngoài ra, với việc chủ nghĩa tư bản giám sát vẫn là mô hình kinh doanh thống trị, các kỹ thuật và phương pháp mới để điều khiển tâm trí của đối thủ có khả năng sẽ gia tăng theo.

Trong kịch bản địa chính trị như vậy, các quốc gia thường xuyên không nhận thức được, liệu họ có đang bị tấn công nhận thức hay không. Điều này có thể dẫn đến nhiều quốc gia cảnh giác với những diễn biến trên toàn cầu nhưng cũng có thể dẫn đến một số quốc gia khai thác trạng thái mơ hồ này để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của riêng họ. Tóm lại, “cuộc chiến tâm trí” dường như là một hiện tượng cố định vĩnh viễn không thể loại bỏ khỏi cuộc sống đương đại, ảnh hưởng đến quyền công dân và cả giới lãnh đạo.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/the-future-of-the-battle-for-minds/

Nguồn:

Cùng chuyên mục