Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Vai trò của Vịnh Bengal: Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á*

Vai trò của Vịnh Bengal: Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á*

05:07 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Khi các khu vực địa lý truyền thống đang được phân chia thành các khu vực hành chính mới, Vịnh Bengal đang lấy lại vai trò trung tâm trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Như một hệ quả tự nhiên, quan điểm của Ấn Độ, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á đang trở nên tương đối hội tụ, đồng thời có thể cảm nhận rõ ràng  nhu cầu có sự tham gia của các bên một cách thực chất hơn. Điều này đã được ghi nhận trong bài tham luận chính trong Hội thảo quốc tế về tầm quan trọng của Vịnh Bengal: Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á” được tổ chức bởi Quỹ các nhà quan sát (ORF) tại Kolkata, phối hợp với Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại Kolkata và Trung tâm Nghiên cứu Nam và Đông  Nam Á, Đại học Calcutta vào ngày 25-26/3/2019.

Trong phiên khai mạc, các diễn giả nổi tiếng đại diện cho các bên liên quan chính trong khu vực chỉ ra rằng, Vịnh Bengal hiện đang chịu nhiều sự chế ước từ các sáng kiến chính sách như: sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc, sáng kiến “Khu vực Ấn Độ Dương tự do và rộng mở” của Nhật Bản và chính sách “Hướng Đông và Hành động Phía Đông” của Ấn Độ, cũng như sáng kiến “Trục biển toàn cầu” của Indonesia. Đặc biệt, Nhật Bản với các chuỗi cung ứng trong Vịnh đang có ý định tăng cường hội nhập kinh tế khu vực. Do đó, sáng kiến “Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực” (BIMSTEC) đang quay trở lại thành tiêu điểm quan tâm của các bên có lợi ích liên quan trong khu vực. Vì vậy, Vịnh Bengal một lần nữa nổi lên như một diễn đàn cho các cuộc đối thoại và hoạch định chính sách nhằm đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Phiên khai mạc kết thúc bằng việc ký  MoU giữa ORF và Trung tâm Châu Á của Thái Lan.

Trong ngày tiếp theo, ba phiên thảo luận chuyên đề đã tập trung vào các khía cạnh địa kinh tế, địa vật lý và địa chiến lược của khu vực này. Theo đó, phiên thảo luận chuyên đề đầu tiên đi sâu luận giải vấn đề “Thương mại Hàng hải và Chuỗi cung ứng”. Cần lưu ý rằng, sự thay đổi của các ưu tiên và cam kết kinh tế của Ấn Độ đã thu hút được sự chú ý, và chính sách Hành động Phía Đông đã mở ra viễn cảnh cho các hoạt động kinh doanh mới. Triển vọng hợp tác với các nền kinh tế ASEAN, sự tiến triển của Quan hệ Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Vành đai Tăng trưởng công nghiệp Vịnh Bengal (BBIGB) của Nhật Bản đã thúc đẩy Ấn Độ tăng cường cam kết với khu vực. Hiện tại, tuy Ấn Độ có sự liên kết hàng hải mạnh mẽ với Singapore, Malaysia và Indonesia, nhưng mối quan hệ với Thái Lan đang kém phát triển. Khả năng xảy ra các cuộc chiến thương mại cùng với thực tế về nền kinh tế biển xanh (Blue Economy) trở nên phổ biến giữa các bên có Vùng Đặc quyền Kinh tế chồng chéo cũng phải được xử lý.

Phiên thảo luận thứ hai liên quan đến vấn đề “Cứu trợ nhân đạo và quản lý thảm họa” tại vùng Vịnh Bengal. Vì thảm họa là sản phẩm của cả hai yếu tố tự nhiên và con người, cho nên các mối đe dọa có thể từ sóng thần đến các vấn đề về sự cố tràn dầu.Vì thảm họa do con người tạo ra có khả năng tránh được, nên các diễn giả yêu cầu các quy định phù hợp và kiểm soát chặt chẽ bởi tất cả các cường quốc hoạt động trong vùng biển này. Tai họa tự nhiên là điều không thể tránh khỏi. Cho nên các nước có trách nhiệm phát triển các hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả và thực hiện các động thái chuẩn bị trước để giảm thiểu tác động. Về vấn đề này, dựa trên sự gần gũi về mặt địa lý và tính dễ tổn thương tương đồng với quần đảo Indonesia, quần đảo Andaman và Nicobar có thể được phát triển như là điểm phản ứng đầu tiên với thảm họa. Khi sự hỗn loạn hiện tại của vùng Vịnh Bengal trở nêntrầm trọng thêm do biến đổi khí hậu, các bên trong vùng vịnh đã liên minh với các cường quốc ngoài khu vực đã tiến hành các cuộc diễn tập quản lý thảm họa song phương và đa phương. Điều mong muốn là, các diễn đàn khu vực như ASEAN và BIMSTEC thúc đẩy sự hợp tác trong quản lý thảm họa. Nhưng trong mọi trường hợp, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa phải được sự đồng ý của quốc gia bị ảnh hưởng do sự nhạy cảm của các bên ven biển về vấn đề chủ quyền.

Phiên thảo luận thứ ba liên quan đến “Hội tụ và Phân kỳ Chiến lược”, do những lo ngại về tài nguyên của khu vực ven biển, sự cạnh tranh trong việc hiện diện hàng hải của các cường quốc ngoài khu vực, cũng như các mối đe dọa an ninh phi truyền thống chiếm ưu thế vượt trội. Các cuộc thảo luận tiếp theo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy trật tự trên biển, giao lưu nhân dân giữa Ấn Độ và ASEAN, và các thách thức mang tính cấu trúc ở các quốc gia Nam và Đông Nam Á, ví dụ việc chính trị hóa các hỗ trợ xây dựng năng lực, thường cản trở hợp tác đa phương. Phân tích trường hợp cuộc khủng hoảng người Rohingya, có ý kiến phản biện cho rằng, Ấn Độ, Trung Quốc và ASEAN không muốn kiềm chế Myanmar trong việc gây ra tình trạng không quốc tịch đối với người Rohingyas có thể được nhìn nhận dưới góc độ của khái niệm bá quyền theo trật tự quốc tế, bởi vì các quốc gia dường như không muốn báo cáo về vi phạm nhân quyền ở các nước khác nhằm tránh tham gia vào công việc nội bộ của nước đó. Do đó, cần phải tạo dựng sự tương tác giữa các nhóm xã hội dân sự trong các quốc gia để tăng cường cam kết hợp tác của tất cả các bên liên quan trong việc giải quyết các mối quan ngại về an ninh khu vực.

Diễn văn bế mạc Hội thảo đề cập lại sự năng động đang diễn ra ở Vịnh Bengal về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Do đó, các sáng kiến kết nối phải được coi là công cụ quan trọng để chuyển đổi không gian biển mang tính phân tán này trở thành một khu vực năng động hơn về kinh tế. Cần giải quyết các vấn đề mang tính dễ tổn thương hiện có trong khu vực này, ví dụ  năng lực yếu kém của các cơ quan trong khu vực và sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng. Điều quan trọng nhất là, phải xây dựng văn hóa hợp tác khu vực trong vùng Vịnh Bengal. Tuy nhiên, khi làm như vậy, cần phải ghi nhớ hai lưu ý quan trọng. Thứ nhất do Vịnh Bengal đang nổi lên trong bối cảnh cạnh tranh giữa các quyền lực lớn, nó đòi hỏi một cấu trúc an ninh ổn định. Do đó, các quan hệ đối tác an ninh song phương và đa phương mới đang được xây dựng để đáp ứng với sự thay đổi về môi trường an ninh là điều rất quan trọng. Thứ hai, và trái với quan điểm thông thường, người ta phải nhìn vượt ra khỏi quan hệ Mỹ - Trung, vì tương lai của khu vực này không phải được xác định bởi mối quan hệ Mỹ - Trung, mà do các quốc gia trong khu vực quyết định. Do đó, cần phải mở rộng các sáng kiến kết nối bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực và cải cách thể chế.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/research/significance-of-the-bay-of-bengal-india-japan-and-southeast-asia-49478/

Báo cáo này đã được thực hiện bởi Sohini Bose, Trợ lý nghiên cứu tại ORF Kolkata, với sự đóng góp của Jaya Thakur và Mihir Bhonsale, Nghiên cứu viên sơ cấp tại ORF Kolkata, và Sreeparna Banerjee, SohiniNayak và Roshan Saha, Trợ lý nghiên cứu tại ORF Kolkata.

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục