Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Vấn đề ô nhiễm không khí ở Mumbai

Vấn đề ô nhiễm không khí ở Mumbai

Trong những năm gần đây, khí thải và ô nhiễm trở thành mối quan tâm nhức nhối hơn, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch bùng phát, khiến rất nhiều người không thể chống chọi với vi-rút vì hệ thống hô hấp bị tổn thương không thể chống được vi-rút.

05:42 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Hơn nữa, trong làn sóng bùng phát dịch lần thứ hai ở Ấn Độ, các nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa số liệu thống kê ô nhiễm không khí và số lượng các trường hợp mắc COVID-19 ở từng quận của Ấn Độ. Những quận/huyện sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn là nơi có nhiều trường hợp mắc COVID-19 hơn.

Mặc dù chúng tôi cho rằng, mắc COVID và các lựa chọn trong lối sống không phải là căn nguyên rõ ràng của các bệnh về đường hô hấp, nhưng có bằng chứng cho thấy các hạt vật chất độc hại được tìm thấy trong không khí ngày nay gây hại nhiều hơn thuốc lá.

Ô nhiễm không khí không còn là mối quan tâm của một bộ phận các thành phố không có biển phía bắc Ấn Độ, nơi tiến hành nghiên cứu. Thay vào đó, vấn đề phải được xử lý trước khi nó trở nên khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng.

Do sự mở rộng hoạt động công nghiệp và sự phụ thuộc mạnh mẽ vào nhiên liệu hóa thạch, khu vực Mumbai trở thành vùng ô nhiễm không khí nặng nề ở miền tây Ấn Độ. Tầm ảnh hưởng về tài chính, các nguồn tài nguyên có thể tiếp cận và dân số đông đúc của thành phố tạo động lực mạnh mẽ cho chính quyền bang Maharashtra đặt ra mục tiêu giảm phát thải cho Mumbai.

Ô nhiễm không khí khiến cho 13 người chết mỗi phút trên toàn thế giới và đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của Mumbai. Cơ quan nghiên cứu chất lượng không khí IQAir của Thụy Sĩ nêu rõ thiệt hại 2,9 tỷ USD và 20.000 người tử vong do ô nhiễm không khí trong giai đoạn 2020-2021. 

Sự thay đổi về nồng độ chất ô nhiễm

Một so sánh đáng ngạc nhiên được đưa ra vào năm 2019 khi Hệ thống Dự báo và Nghiên cứu Thời tiết Chất lượng Không khí của Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ cho biết rằng, nồng độ của các hạt bụi mịn (PM2.5) trong nồng độ PM10 tổng thể ở Mumbai cao hơn nhiều so với ở Delhi. Điều này có nghĩ là, tuy khi không khí ở Mumbai có thể không ô nhiễm như ở Delhi, ảnh hưởng của không khí đến sức khỏe con người ở Mumbai có thể lớn hơn ở Dehli.

Trong quá trình đánh giá mức độ dễ bị tổn thương cho Kế hoạch Hành động Khí hậu Mumbai trong hai năm trước (2019), Viện Tài nguyên Thế giới Ấn Độ nhận thấy rằng, các khu vực Deonar, Govandi, Mankhurd và Trombay ở khu vực M (Đông) luôn ghi nhận mức độ ô nhiễm cao nhất, tiếp theo là Mahul, Chembur ở khu vực M (Tây) và các khu vực F (Bắc), bao gồm Antop Hill, Sion và Ghatkopar. Trong khi vật chất dạng hạt (PM2.5 và PM10) và nitơ điôxít (NO2) được xác định là các chất ô nhiễm chính, cao hơn nhiều so với các tiêu chuẩn an toàn quốc gia và quốc tế.

Bốn thách thức chính và đề xuất giải pháp

Ở Mumbai, khí thải giao thông, hoạt động xây dựng, bụi đường trải nhựa và không trải nhựa, bãi chôn lấp, đốt rác lộ thiên, và khí thải công nghiệp là những nguồn gây ô nhiễm chính.

Khí thải giao thông và công nghiệp

Việc đi lại bằng đường bộ chiếm 80% lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch của Mumbai. Các trung tâm kiểm soát ô nhiễm (PUC) phải kiểm tra ô tô định kỳ sáu đến bảy tháng một lần. Lý tưởng nhất là thực hiện chính sách loại bỏ các phương tiện cũ để đảm bảo chuyển hướng sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông phi cơ giới và xe điện thông qua chính sách mới cấp tiểu bang về năng lượng tái tạo. Các ngành công nghiệp, trong đó ngành điện, đóng góp tới 71% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Mumbai, cũng nên chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn bằng cách loại bỏ dần các máy phát điện cũ và xử lý khí thải của chúng theo tiêu chuẩn do Trung tâm đưa ra.

Vấn đề bụi

Bùng nổ dân số kéo theo nhiều hoạt động xây dựng đường sá và thực địa, các hoạt động này gây ra hơn 71% vật chất dạng hạt trong không khí của Mumbai, tăng từ 28% vào năm 2010. Để giảm thiểu vấn đề ngày càng trầm trọng này, bước đầu tiên là thực thi nghiêm ngặt Quy tắc Quản lý Chất thải Phá dỡ có hiệu lực từ 2016, quy định một hệ thống xử lý chất thải xây dựng an toàn và hiệu quả. Để lan truyền thông tin về chất lượng không khí xấu, cần phải có Kế hoạch Giám sát Chất lượng Không khí cụ thể tại địa điểm xây dựng.

Xử lý chất thải

Bãi rác đang là một vấn đề lớn đối với Mumbai, đặc biệt là vì tình trạng đốt rác tràn lan, gây ô nhiễm không khí. Mặc dù đã có các cuộc vận động cụ thể ở cấp phường, khu phố và cộng đồng để ngừng đốt rác và phụ phẩm cây trồng bừa bãi, nhưng quan trọng là phải xây dựng các kế hoạch hành động cấp phường để ngăn chặn việc đốt rác thải lộ thiên. Chính quyền nên tuyển thêm nhân lực để thúc đẩy thông điệp tới từng hộ dân vì những người dân ở vùng sâu vùng xa ở Mumbai vẫn thiếu giáo dục về quản lý chất thải. Nhà chức trách phải lập kế hoạch vạch ra các khu vực thiết yếu có hàm lượng hạt vật chất cao trong không khí, cũng như việc phân loại, vận chuyển và tái chế rác để làm sao có lợi cho môi trường.

Kế hoạch hành động

Đối với thành phố đông dân cư như Mumbai, ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn vì mật độ không khí độc hại trên mỗi ki-lô-mét vuông cao và là vấn đề đối với số lượng lớn người dân. Điều quan trọng là chính quyền cấp dưới phải luôn cảnh giác trước những thay đổi của các loại chất ô nhiễm, thành phần khí quyển và các nguồn gây ô nhiễm không khí. Ban Kiểm soát Ô nhiễm Maharashtra là cơ quan chính trong việc xây dựng các chính sách giảm ô nhiễm không khí. Tuy hoạt động hiệu quả nhưng lại thiếu nhân lực. Bước đầu tiên là bổ sung lực lượng cho để đáp ứng nhu cầu công việc.

Thứ hai, việc giám sát chất lượng không khí cần phải làm mạnh mẽ và thường xuyên, với các bản cập nhật theo thời gian thực về từng vùng không khí và các nguồn ô nhiễm, cùng với thông tin sức khỏe. Việc phổ biến dữ liệu phải nhanh chóng, được sắp xếp, tổng hợp và hiệu quả để việc phân tích trở nên dễ dàng hơn cho việc giảm thiểu ô nhiễm và hoạch định chính sách. Nhân lực cao hơn cũng sẽ đảm bảo có nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức trên toàn thành phố, từ các quảng trường bình dân đến các khu ổ chuột ở vùng sâu vùng xa.

Thứ ba, cần siết chặt định mức phát thải đối với các lĩnh vực công nghiệp. Khói nhà máy cần được xử lý trước khi thải ra ngoài không khí. Cả nhà máy và phương tiện đều hướng tới việc sử dụng nhiên liệu phát thải thấp. Những xe có động cơ dưới cấp BS-IV nên được loại bỏ ngay lập tức. Đây là một nhiệm vụ khó khả thi nếu không có sự theo dõi thường xuyên.

Cuối cùng, một bước rất quan trọng là phải hành động bao trùm, cho tất cả mọi người tham gia vào các bước ra quyết định. Chính quyền có thể thành lập ủy ban cấp thành phố trong khuôn khổ Chương trình không khí sạch quốc gia, Kế hoạch hành động không khí sạch Mumbai, bao gồm các bên liên quan là người dân và các tổ chức của người dân. Cần lấy dữ liệu đầu vào từ ủy ban và nhiều cơ quan, tập thể khác để xử lý các nguồn gây ô nhiễm không khí.

Giảm mức độ ô nhiễm trong bầu khí quyển sẽ cải thiện sức khỏe của hầu hết người dân thành phố, nhưng tác động lớn nhất sẽ ảnh hưởng tới người có thu nhập thấp, cộng đồng phi chính thức (cư dân và công nhân), lao động nhập cư và lao động ngoài trời, những người tiếp xúc nhiều nhất với chất độc hại. ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.

Tác giả: Badri Chatterjee, chiến lược gia truyền thông tại Asar, tổ chức nghiên cứu và truyền thông tìm cách giải quyết những thách thức lớn về môi trường và xã hội của Ấn Độ.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://www.orfonline.org/expert-speak/taking-on-a-burning-problem-mumbais-air-pollution/

Bấm vào đây để đọc bản tiếng Anh của bài viết này/Click here to read the English version of this article

Nguồn:

Cùng chuyên mục