Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Vị thế của Ấn Độ trong trật tự thế giới mới

Vị thế của Ấn Độ trong trật tự thế giới mới

Vào ngày 31 tháng 3 năm 2022, Ấn Độ sẽ chính thức vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Đức (thứ 4) và Nhật Bản (thứ 3) đang có khoảng cách rất xa so với vị trí số 5.

05:26 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Theo một số tổ chức tài chính toàn cầu, GDP của Ấn Độ sẽ lớn thứ ba thế giới vào cuối thập kỷ này. IHS Markit có trụ sở tại London, một công ty hàng đầu thế giới về phân tích, dự báo GDP của Ấn Độ đạt 8,4 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Điều này có ý nghĩa gì đối với trật tự thế giới mới đang hình thành? Liệu sự trỗi dậy của Ấn Độ có giúp Ấn Độ khẳng định vị trí chính đáng của mình trong các vấn đề toàn cầu?

Trật tự thế giới cũ đang có nhiều vấn đề. Sáu thành viên của G7 - Anh, Pháp, Ý, Đức, Canada và Nhật Bản - không còn xứng đáng với một vị trí cao.

Nước thứ bảy, Mỹ, sẽ là quốc gia có người dân số da trắng là người thiểu số vào năm 2040. Cán cân quyền lực toàn cầu đang chuyển dịch nhanh chóng từ phương tây sang phương đông. Ba trong số bốn nền kinh tế lớn nhất vào năm 2030 sẽ là châu Á: Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Lịch sử của bốn quốc gia trên hoàn toàn khác nhau. Mỹ là một khu định cư thuộc địa của Châu Âu. Hàng triệu nô lệ đã được đưa đến Mỹ từ Châu Phi. Con cháu người Mỹ gốc Phi của những nô lệ đó ngày nay chiếm 12,5% dân số Mỹ.

Vào giữa thế kỷ XIX, nước Mỹ khi đó mới độc lập xâm lược Mexico. Một vùng rộng lớn miền nam Mỹ ngày nay là lãnh thổ Mexico trước đây, bao gồm Texas, California, Arizona, Nevada, Utah, Colorado và New Mexico.

Người Mỹ gốc Tây Ban Nha là nhóm dân số phát triển nhanh nhất ở Mỹ. Hầu hết người California nói song ngữ, các bảng hiệu dùng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Trớ trêu thay, những gì mà Mỹ thu giữ bằng quân sự từ Mexico nói tiếng Tây Ban Nha đang quay trở về Mexico thông qua sự xâm chiếm văn hóa ngược của những người di cư.

Những người theo đạo Tin lành Anglo-Saxon da trắng (WASP) vẫn kiểm soát các đòn bẩy quyền lực kinh tế và chính trị ở Mỹ. Nhưng điều đó cũng đang thay đổi. Sự thay đổi rõ nhất có thể thấy ở việc các thượng nghị sĩ trẻ như Ted Cruz và Marco Rubio (cả hai đều gốc Cuba) đang ngày càng có ảnh hưởng.

Bản thân Joe Biden là tổng thống Mỹ thứ hai theo Công giáo, không theo WASP, trong lịch sử Mỹ, sau John F. Kennedy. Là người gốc Ireland, Biden biết lịch sử của tổ tiên mình: Ireland là thuộc địa đầu tiên của Anh. Người Ireland không quên nạn đói vào những năm 1840.

Gavin Sheridan, viết trên tờ The New Statesman, mô tả “lịch sử đen tối” của Anh với Ireland còn dư âm cho đến ngày nay với những người Mỹ gốc Ireland: “Hơn bất kỳ sự kiện nào khác, nạn đói định hình nhận thức của người Ireland về mối quan hệ với Anh. Cần nhắc lại bản chất thiếu kiên quyết của London, trong đó phần lớn liên quan đến chính sách để người Ireland bị chết đói, hoặc vì London cho rằng, đó là lỗi của chính người Ireland và người Ireland xứng đáng bị như vậy, hoặc vì về mặt ý thức hệ, bạn không thể cho ai thứ gì mà không nhận lại thứ khác.

Trợ lý Bộ trưởng Ngân khố Anh, Sir Charles Trevelyan, đã viết: “nạn đói là cơ chế hiệu quả để giảm dân số thặng dư…Sự phán xét của Chúa đã gửi tai họa đến để dạy cho người Ireland một bài học, rằng, tai họa thì khó tránh được... Cái ác thực sự mà chúng ta phải đối mặt không phải là cái ác thể xác của Nạn đói, mà là cái ác đạo đức của tính cách ích kỷ, trụy lạc và hỗn loạn của con người [ám chỉ người Ireland]”.

Liên minh Ấn Độ-Mỹ

So với tất cả các Tổng thống Mỹ khác, Biden là người mời nhiều người gốc Ấn Độ nhất tham gia nội các và nhóm cố vấn, bao gồm cả việc ông chọn Phó Tổng thống Kamala Harris. Nhưng không có nghĩa là chính sách của Mỹ về Ấn Độ sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong ngắn hạn. Nhưng một hướng đi mới đã được thiết lập.

Washington nhận ra rằng, Ấn Độ hiện là một đồng minh toàn cầu không thể thiếu. Nước Anh đã đóng vai trò đó trong hơn một thế kỷ khi WASP thống trị Washington. Nhưng nước Anh thời hậu Brexit không còn phù hợp với các lợi ích kinh tế và chiến lược dài hạn của Mỹ.

Liên minh chia sẻ thông tin tình báo theo thời gian thực của Mỹ-Anh vẫn mạnh mẽ. Cùng với các quốc gia nói tiếng Anh khác - Canada, Úc và New Zealand - mạng lưới tình báo Ngũ nhãn (Five Eyes) là một yếu tố quan trọng trong học thuyết an ninh toàn cầu của Washington.

Mối quan hệ truyền thống đặc biệt với Anh đã rạn nứt.

Trung Quốc là con voi bất hảo trong phòng. Nếu trật tự thế giới mới vào năm 2030 sẽ là cấu trúc nhị phân G2 giữa Mỹ và Trung Quốc, thì Ấn Độ sẽ phù hợp với vị trí nào?

Nếu dự báo của IHS Markit về việc Ấn Độ trở thành nền kinh tế trị giá 8,4 nghìn tỷ USD vào năm 2030 là chính xác, thì Ấn Độ sẽ đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề thế giới.

Với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm ước tính là 4% đối với Trung Quốc và 2% đối với Mỹ, GDP của hai nước (tương ứng là 15 nghìn tỷ USD và 22 nghìn tỷ USD hiện nay) sẽ vào khoảng 20 nghìn tỷ USD (Trung Quốc) và 26 nghìn tỷ USD (Mỹ ) vào năm 2030.

Khoảng cách GDP giữa Trung Quốc và Ấn Độ, lần lượt là 20 nghìn tỷ USD và 8,4 nghìn tỷ USD, sẽ giảm đáng kể từ 5 lần hiện tại xuống chỉ còn hơn 2 lần.

Trong khi đó, việc Ấn Độ phát triển nhanh các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, máy bay không người lái Predator, tên lửa siêu thanh và khả năng răn đe hạt nhân mạnh mẽ sẽ giúp nước này tương đối miễn nhiễm với các mối đe dọa từ bên ngoài lãnh thổ.

Do đó, Bắc Kinh biết rằng, họ chỉ có một cơ hội ngắn để đe dọa Ấn Độ chấp nhận quyền bá chủ lãnh thổ của Trung Quốc trước khi cửa sổ đó đóng lại. Nhưng đồng hồ đã bắt đầu tính giờ đối với Trung Quốc, có thể đã quá muộn đối để Trung Quốc thực hiện điều đó nếu quan sát sự kiên quyết của Ấn Độ ở Ladakh.

Ấn Độ từng sai lầm trong cách ứng phó với Trung Quốc

Trong lịch sử, Ấn Độ đã xử lý sai mối quan hệ với Trung Quốc. Sau khi Độc lập, Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã buông lỏng cảnh giác với Trung Quốc. Việc Bắc Kinh sáp nhập Tây Tạng đã được tiến hành mà không vấp phải tiếng nói phản kháng.

Nehru ủng hộ việc Trung Quốc trở thành một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) và có quyền phủ quyết.

Trong ngắn hạn, đến thập niên từ 2020, Trung Quốc sẽ vẫn là mối quan tâm chính của Ấn Độ.

Vào năm 2030, Ấn Độ sẽ trở nên quá mạnh về mặt kinh tế và quân sự, và Trung Quốc không thể lất át về mặt lãnh thổ. Bắc Kinh hiểu thực tế này.

Cả Washington và Bắc Kinh cũng hoàn toàn hiểu rằng, trong trật tự thế giới đang nổi lên, Ấn Độ sẽ đóng vai trò là góc thứ ba quan trọng, cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc trong tam giác quyền lực toàn cầu mới chắc chắn sẽ hình thành.

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Nguồn: https://swarajyamag.com/world/indias-place-in-the-new-world-order

Nguồn:

Cùng chuyên mục