Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Việt Nam và Mỹ - tạo lập kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương (Phần 1)

Việt Nam và Mỹ - tạo lập kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương (Phần 1)

Năm 2015 được mong đợi là một bước ngoặt trong sự phát triển mối quan hệ chiến lược và kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam khi họ chào mừng hai mươi năm ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao và thành quả của chuyến thăm lịch sử sắp tới của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7. Ngày nay, Việt Nam coi nước Mỹ như một nhân tố làm bền vững châu Á- Thái Bình Dương trong khi Mỹ công nhận Việt Nam là đối tác chiến lược trong khu vực.

05:13 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Việt Nam và Mỹ - tạo lập kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương

Pramoda Patel*
 

Bước ngoặt trong mối quan hệ Mỹ- Việt

Năm 2015 được mong đợi là một bước ngoặt trong sự phát triển mối quan hệ chiến lược và kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam khi họ chào mừng hai mươi năm ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao và thành quả của chuyến thăm lịch sử sắp tới của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7. Ngày nay, Việt Nam coi nước Mỹ như một nhân tố làm bền vững châu Á- Thái Bình Dương trong khi Mỹ công nhận Việt Nam là đối tác chiến lược trong khu vực.

Sự tiến bộ trên mặt trận ngoại giao được phản ánh bởi những chuyến thăm ngày một dày lên của các nhà lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ và ngược lại kể từ khi mối quan hệ của hai bên được bình thường hóa từ năm 1995. Bill Clinton là Tổng thống Mỹ đầu tiên và William Cohen là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Quốc phòng đã tới thăm Việt Nam năm 2000. Phan Văn Khải là Thủ tướng đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất đã tới Mỹ vào tháng 6/2005, tiếp theo là chuyến thăm Mỹ của Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào năm 2007. Tình đối tác mới đã làm tăng cường những sáng kiến then chốt để củng cố thêm mối quan hệ Mỹ và Việt Nam và nhấn mạnh cam kết lâu dài của nước Mỹ với sự tái cân bằng ở châu Á- Thái Bình Dương. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại cuộc Đối thoại Shangri La năm 2015 rằng, Việt Nam chào đón sự tham gia mang tính chiến lược của Mỹ với tư cách là một cường quốc tại Thái Bình Dương và mong đợi rằng, cùng với Trung Quốc, Mỹ sẽ đảm nhiệm “những vai trò và trách nhiệm lớn nhất đối với khu vực và trên thế giới”. Trong chuyến thăm Mỹ tháng 7/2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam và Mỹ đã ra thông cáo về mối Quan hệ hợp tác toàn diện với một khuôn khổ kèm theo nhằm tăng cường quan hệ song phương để nâng tầm quan hệ giữa hai bên lên một tầm cao mới. Trong khuôn khổ của sự hợp tác này, Washington và Hà Nội cam kết tôn trọng “hệ thống chính trị, nền độc lập, quyền lãnh thổ và sự hội nhập lãnh thổ của nhau” và kêu gọi sự cộng tác đầy đủ trong tất cả các lĩnh vực, từ quan hệ chính trị và ngoại giao đến các mối liên hệ về thương mại và kinh tế, từ công nghệ và giáo dục đến quốc phòng và an ninh, từ văn hóa, thể thao và du lịch đến các vấn đề nóng liên quan đến di sản chiến tranh và từ môi trường và y tế đến bảo vệ và tăng cường nhân quyền.

Trong thực tế, mối quan hệ về kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam đã đạt được những kết quả không thể bàn cãi kể từ khi họ bình thường hóa quan hệ. Sự gỡ bỏ cấm vận thương mại của Mỹ đối với Việt Nam năm 1994 đã mở ra một kỷ nguyên mới trong hợp tác kinh tế, dẫn tới Hiệp định thương mại song phương toàn diện giữa hai bên năm 2000, bình thường hóa quan hệ thương mại năm 2006, và sự gia nhập WTO của Việt Nam tháng 1/2007. Kết quả là, quan hệ song phương Mỹ và Việt Nam đã gia tăng từ 451 triệu đô la Mỹ năm 1995 lên đến 35 tỉ đô la Mỹ năm 2014. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam tăng từ 126 triệu đô la Mỹ năm 2000 tới 10 tỉ đô la Mỹ năm 2013. Xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam có giá trị 5,5 tỉ năm 2014 và nhập khẩu của Mỹ năm 2013 từ Việt Nam có giá trị 29,7 tỉ đô la Mỹ. Ưu tiên hàng đầu năm 2015 là xây dựng nên những tiến bộ về kinh tế của hai nước chính là Thỏa thuận thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).Thỏa thuận thương mại có tiêu chuẩn cao này sẽ cung cấp cho Mỹ, Việt Nam và 10 quốc gia thành viên khác một sân chơi công bằng để cạnh tranh trên thị trường mà chiếm tới tổng số gần 40% GDP toàn cầu. Thêm nữa, vào 10/2014, một thỏa thuận giữa Mỹ và Việt Nam đã có hiệu lực về việc sử dụng hòa bình các hoạt động hạt nhân, được gọi là Thỏa thuận 123. Người ta mong đợi rằng trong năm 2015, Việt nam và Mỹ sẽ hoàn thành đàm phán về TPP.

Hợp tác an ninh và quốc phòng được tăng cường và thúc đẩy. Quan hệ quân sự bắt đầu gia tăng từ 2009 khi những lợi ích an ninh của Việt Nam và Mỹ hội tụ cùng nhau. Bản ghi nhớ năm 2011 về việc tăng cường hợp tác quốc phòng song phương đã đặt nền móng vững chắc cho việc thúc đẩy lực lượng phòng vệ ven biển của Việt Nam, tăng cường việc tiếp cận các tuyến đường hàng hải, chống cướp biển, tăng cường đối phó dịch bệnh, cải thiện việc nhận đường trên đại dương trong khu vực, tăng cường an ninh hàng hải…

Vào đầu tháng 10/2014 khi Ngoại trưởng John Kery gặp gỡ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh sang thăm Mỹ, nước Mỹ đã công bố quyết định bãi bỏ một phần lệnh cấm vận đã nhiều thập kỷ về vấn đề cung cấp sự hỗ trợ vũ khí sát thương trong quân sự đối với Việt Nam, để giúp cải thiện an ninh hàng hải của Việt Nam. Cấm vận vũ khí là một cản trở chính về phía Mỹ trên con đường xích lại gần nhau hơn trong quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam, và do đó, phản ánh một sự thay đổi quan trọng trong chính sách truyền thống của Mỹ đối với Việt Nam, hơn nữa,  làm nổi bật bước chuyển đổi về địa- chính trị của thế kỷ XXI. Một trở ngại khác về phía Việt Nam cũng đã được tháo gỡ khi Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang của Việt Nam đã tới thăm Washington vào tháng 3/2015. Trong chuyến thăm này, ông đã khẳng định rằng, Hà Nội sẽ cho phép lực lượng Cảnh sát gìn giữ hòa bình Mỹ được hoạt động tại Việt Nam. Điều này đã đánh dấu một sự thay đổi cơ bản trong thái độ của chế độ cộng sản đối với kẻ đã thách thức hệ tư tưởng của nó.

Đặc biệt là, trong chuyến thăm Việt Nam của Thư ký Bộ Quốc phòng Mỹ Asthton Carter, mối quan hệ quốc phòng lại càng thêm thắt chặt. Trong cuộc họp báo chung, Carter và người đồng cấp của ông phía Việt Nam là Tướng Phùng Quang Thanh đã khẳng định rằng, cả hai nước đã cam kết làm sâu sắc thêm quan hệ quốc phòng và đặt nền móng vững chắc cho quan hệ đối tác 20 năm tiếp theo. Cả hai nước đã ký Tuyên bố về Tầm nhìn chung, trong đó phía Mỹ cam kết hỗ trợ đào tạo và thao tác cho Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam cũng như hợp tác trong nghiên cứu và cứu trợ trong trợ giúp nhân đạo và giảm bớt thảm họa. Bước đầu, phía Mỹ cam kết giúp Việt Nam cải thiện khả năng quốc phòng bằng cách hỗ trợ 18 triệu đô la Mỹ cho Việt Nam để tăng cường sức mạnh cho lực lượng phòng vệ ven biển. Mỹ và Việt Nam cũng thỏa thuận hướng tới quan hệ “đối tác toàn diện” và tới sự hợp tác trên các diễn đàn đa phương. Hà Nội cũng đồng ý gia nhập Sáng kiến Tăng cường An ninh do Mỹ tài trợ, tổ chức mà trước đó họ đã từ chối gia nhập vì không muốn là một phần trong hệ thống của Mỹ. Bước đột phá này đã mở ra cánh cửa hợp tác tương lai sán lạn hơn.

Chuyến thăm nước Mỹ vào tháng 7 tới đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là chuyến thăm đầu tiên loại này của một nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam tới Mỹ đã chỉ ra được quãng đường mà cả hai nước đã đi xa đến mức nào trong những năm qua nhằm tăng cường mối quan hệ đôi bên cùng có lợi mặc dù có hệ thống chính trị khác biệt. Chuyến thăm này sẽ bắt đầu một giai đoạn mới về mối quan hệ song phương khi cả hai nước kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay. Tổng thống Mỹ B. Obama đã bày tỏ khao khát của mình để có được những mối quan hệ ngày một sâu sắc hơn với Việt Nam, nhấn mạnh rằng lễ kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao sẽ là một cơ hội đặc biệt để tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước. Ông nói: “Khao khát của tôi là tiếp tục đà tăng trưởng này để tăng cường mối quan hệ cả về hợp tác song phương lẫn các vấn đề của khu vực, tham gia toàn diện vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), tăng cường những mối quan tâm chung về sự ổn định và phồn vinh tại châu Á- Thái Bình Dương”.

Người ta mong đợi rằng, chuyến thăm của Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ khiến cho mối quan hệ Mỹ và Việt nam có hiệu quả hơn trong việc thực thi chín lĩnh vực ưu tiên hợp tác toàn diện, từ chính trị tới kinh tế, quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ, giáo dục, trao đổi ngoại giao nhân dân và các vấn đề khác. Về hợp tác đa phương, hai phía đều tiếp tục tăng cường do sự chia sẻ một mối quan tâm có tính chiến lược trong việc xây dựng một Cộng đồng chung ASEAN và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN theo cấu trúc khu vực đã được hình thành và tiếp tục hợp tác trên các diễn đàn khu vực như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (ESA), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Khu vực Đông Nam Á (ARF). (Xem tiếp phần 2)

*Tổng Biên tập Tạp chí Nam Today, Giám đốc học viện Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao, Ấn Độ

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục