Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

Việt Nam và Mỹ - tạo lập kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương (Phần 2)

Việt Nam và Mỹ - tạo lập kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương (Phần 2)

Năm 2015 được mong đợi là một bước ngoặt trong sự phát triển mối quan hệ chiến lược và kinh tế giữa Mỹ và Việt Nam khi họ chào mừng hai mươi năm ngày thiết lập mối quan hệ ngoại giao và thành quả của chuyến thăm lịch sử sắp tới của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7. Ngày nay, Việt Nam coi nước Mỹ như một nhân tố làm bền vững châu Á- Thái Bình Dương trong khi Mỹ công nhận Việt Nam là đối tác chiến lược trong khu vực.

05:11 26-08-2022 Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ

(Tiếp theo phần 1)

Việt Nam và Mỹ - tạo lập kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương

Pramoda Patel*

Những lợi ích chung trong Hợp tác Chiến lược Mỹ- Việt Nam- Ấn Độ

Nỗ lực vượt qua sự thiếu tin tưởng lẫn nhau cuối cùng đã dẫn tới sự bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam năm 1995. Sau thời gian đó, những lợi ích chiến lược của Việt Nam và Mỹ đã hội tụ lại với ưu tiên cao nhất của cả hai nước trong khu vực đang có môi trường hòa bình và ổn định hướng tới sự phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa Hà Nội và Washington hiện nay đã được cải thiện nhanh chóng nhờ sự chia sẻ và hội tụ về những lợi ích chiến lược trên cơ sở của việc tăng cường trên Biển Đông và mục tiêu của Mỹ trong việc cân bằng với một Trung Quốc ngày càng táo tợn. Nước Mỹ đang tìm kiếm những quốc gia để trở thành đối tác nhằm tăng cường thêm “trục quay” của nó và Việt Nam sẽ không ngần ngại đến mức tránh xa khỏi sự ủng hộ mạnh mẽ (của Mỹ) khi chống lại Bắc Kinh trong sự bất đồng trên Biển Đông. Hơn nữa, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở ASEAN tham gia vào những cuộc đàm phán TPP do Mỹ khởi xướng. TPP được coi như cột trụ kinh tế trong chiến lược “Tái cân bằng châu Á” của Mỹ.

Những nỗ lực bền bỉ của cả Hà Nội và Washington đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hạ thấp mối đe dọa khi họ nhận thức về nhau. Nhưng nhân tố có tính quyết định trong những năm gần đây đã khiến hai kẻ thù không đội trời chung trước đây trở thành bạn bè chính là sự nảy sinh của một mối đe dọa về an ninh chung. Sự mở rộng trên đại dương của Bắc Kinh trên Biển Đông đã thay đổi sự tính toán chiến lược của cả Hà Nội lẫn Washington. Khi phải đối mặt với thách thức khổng lồ từ Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ nay đã sẵn sàng để bỏ qua sự bất đồng về hệ tư tưởng để tập trung vào những lợi ích có tính chiến lược chung.

Lời tuyên bố đưa ra đường chín đoạn chiếm tới 80% Biển Đông và những đề án cải tạo đất trên diện rộng để biến những bãi đá ngầm thành đảo, có khả năng để phục vụ như những cứ điểm tấn công quân sự đã khiến nước Mỹ coi những lời tuyên bố của Trung Quốc là bất hợp pháp và phản đối việc sử dụng sự ép buộc và vũ lực để thay đổi hiện trạng. Trong suốt Đối thoại Shangri La được tổ chức vào cuối tháng 5 vừa qua tại Singapore, Thư ký Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã nhấn mạnh rằng: “Nước Mỹ quan tâm sâu sắc tới tiến độ và phạm vi của việc cải tạo đất trên Biển Đông, triển vọng của việc quân sự hóa nhiều hơn cũng như khả năng mà các hành động này làm tăng mối đe dọa của việc tính toán sai lầm hay xung đột giữa các quốc gia có liên quan”. Kêu gọi ngừng các hoạt động cải tạo đất như vậy, ông nói thêm rằng Mỹ sẽ tiến hành các chuyến bay thám sát trên Biển Đông và tiếp tục quyền tự do hàng hải và bay thám sát. Ông cũng mong muốn một kết luận sớm về Bộ quy tắc Ứng xử do Trung Quốc và các nước ASEAN cùng đồng thuận.

Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Thượng Nghị sĩ Mỹ John McCain ủng hộ chủ trương bán thêm “vũ khí phòng vệ” cho Việt Nam nhân sự kiện gia tăng căng thẳng với Trung Quốc trong khu vực và nhận xét rằng Mỹ công nhận Việt Nam như một nhân tố quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của mình và những cam kết về việc tăng cường sức mạnh trên biển của Việt Nam.

Về phần mình, Ấn Độ đã xây dựng mối quan hệ chính trị vững chắc với Việt Nam kể từ đầu những năm 1960, coi Việt Nam như “Người bạn và đồng minh đáng tin cậy nhất”. Với Thủ tướng Narenda Modi, trong sự nhiệt tình mới mẻ của chính sách “Hành động Hướng Đông”, Việt Nam đã trở thành trung tâmtrong tính toán chiến lược của Ấn Độ với tư cách là một trong những nước trọng điểm trong chính sách của Ấn Độ đối với khu vực. Vị trí mang tính bản lề rất rõ ràng của Ấn Độ là ở chỗ nó ủng hộ “quyền tự do hàng hải trên biển” và đảm bảo cho “tất cả các nước trong khu vực đều gắn bó với các truyền thống quốc tế về luật pháp trên biển về những vấn đề này”. Theo UNCLOS, Biển Đông là đường biển chung giao tiếp của tất cả các nước tham gia sử dụng. Cho nên, bất kỳ một sự hạn chế nào đều khiến Ấn Độ phải quan tâm.

Ấn Độ và Mỹ đã tiến một bước xa hơn trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Ấn Độ qua việc ký kết bản Tầm nhìn Chiến lược chung Mỹ- Ấn Độ về Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tái khẳng định vị trí của hai nước. Một Biển Đông ổn định là một phần chính trong Chính sách Hành động Hướng Đông của Modi, trong đó, Ấn Độ đang trợ giúp cho những nước trong khu vực và khi làm như vậy, đã tạo nên một thách thức chống lại những dấu chân ngày một gia tăng của Trung Quốc tại khu vực sân sau có tính chiến lược của Ấn Độ- chính là Ấn Độ Dương. Điều này trợ giúp cho chỗ đứng của cả Mỹ và Việt Nam.

Những sự chuyển đổi trong chính sách “Đông Á” của Mỹ phục vụ rất tốt cho chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ. Mối quan hệ được cải tổ của Mỹ đối với Việt Nam cung cấp mầm mống cho mối quan hệ đối tác chiến lược của chính Ấn Độ với Việt Nam. Nói một cách khác, hợp tác Ấn Độ- Mỹ tại Đông Á  đã đem lại xung lực cho khái niệm về Ấn Độ- Thái Bình Dương với tư cách là một cấu trúc chiến lược liền mạch. Việt Nam có khả năng trở thành một nước trọng tâm trong hợp tác Ấn- Mỹ vì cả New Delhi lẫn Washington đều có lợi ích chiến lược. Ông Carter đã nói trong Đối thoại Shagri La và trong chuyến thăm của ông tới New Delhi gần đây: “Nước Mỹ đang tìm kiếm những cách để bổ sung cho chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ. Trong vài năm qua, tầm quan trọng của Hà Nội đang tăng lên ở New Delhi, làm chủ một phần  trong chính sách Hành động Hướng Đông của New Delhi, một phần trong mối quan tâm về an ninh năng lượng và tầm quan trọng địa- chiến lược của Việt Nam trong việc gìn giữ sự cân bằng trong khu vực”.

Đồng thời, Thỏa thuận khung về Quốc phòng Ấn Độ- Mỹ nên phục vụ như nền tảng hợp nhất những dính líu của Ấn Độ trong tương lai đối với khu vực. Trong cảnh huống này, việc Mỹ vươn ra với Việt Nam và chính sách Hành động Hướng Đông của Ấn Độ chính là biểu tượng của hợp tác Ấn- Mỹ trên Ấn Độ- Thái Bình Dương. Cho nên, điều quan trọng đối với nước Mỹ hiện nay là tăng cường sự tồn tại của những khung an ninh song phương để làm mạnh thêm khả năng của những cường quốc trong khu vực. Sự chứng thực phía sau của Mỹ về hợp tác an ninh giữa Ấn Độ và Việt Nam trong tương quan với một hiệp định khung về quốc phòng là những bước đi sẽ giúp cho việc hợp hiến hóa một cấu trúc có thể bảo vệ hòa bình và ổn định cho khu vực cũng như để đương đầu thành công với những thách thức từ Trung Quốc.

Các nhà quan sát và các nhà phân tích an ninh chuyên môn nghiên cứu về khu vực hy vọng và mong đợi rằng những lợi ích quốc gia và các sự kiện trên thế giới gần đây có thể sẽ là động cơ khiến Việt Nam và Mỹ xích lại gần nhau hơn. Lần kỷ niệm thứ 20 ngày bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Mỹ sẽ là một mốc quan trọng và một thời khắc trọng đại để nhìn lại những thành tựu của sự hợp tác trong quá khứ và thiết lập một đích đến cho tương lai, hướng tới một sự hợp tác có hiệu quả hơn. Người ta mong đợi rằng chuyến thăm Washington của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trong tháng 7 cũng như chuyến thăm được mong đợi của Tổng thống Mỹ Obama tới Hà Nội vào cuối năm nay với tư cách một động thái có đi có lại sẽ đưa mối quan hệ song phương giữa hai nước bước vào một kỷ nguyên mới đầy những triển vọng và hợp tác dài lâu.

*Tổng Biên tập Tạp chí Nam Today, Giám đốc học viện Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao, Ấn Độ

Tham khảo

  1. Despite All, Vietnam Still Likes America, New York Times.
  2. Opinion of the United States- Vietnam, Pew Research Centre,
  3. http://thediplomat.com/2015/04/us-vietnam-relation
  4. http://vietnam,usembassy.gov/usvnrelations.html
  5. http://vietnamembassy-usa,org/vietnam-us-relations>page-5.

 

Nguồn:

Cùng chuyên mục