Động lực an ninh đang thay đổi nhanh chóng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo - Pacific). Khu vực này không chỉ có các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, mà còn là nơi chứng kiến những khoản chi tiêu quân sự và năng lực hải quân gia tăng nhanh nhất, sự cạnh tranh khốc liệt nhất về các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các điểm nóng chiến lược nguy hiểm nhất. Thậm chí có thể nói rằng, khu vực này là chìa khóa để đảm bảo an ninh toàn cầu.
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 05:04 26-08-2022
Ngày 21/5/2018, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp cấp cao không chính thức đầu tiên ở thành phố Sochi của Nga. Cuộc gặp này là cơ hội để hai nhà lãnh đạo tăng cường tình hữu nghị và trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế cũng như khu vực, theo đúng truyền thống trao đổi chính trị cấp cao giữa Ấn Độ và Nga.
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 05:03 26-08-2022
Ngày 23-2, trong báo cáo thường niên về Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Chính phủ Nhật Bản cho biết có kế hoạch sử dụng các gói viện trợ cho các nước đang phát triển để thúc đẩy chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 05:00 26-08-2022
Với nguồn tài nguyên phong phú, nhất là các nguồn năng lượng quý, hiếm; lại dung chứa nhiều quốc gia mới nổi (Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Indonesia,…), trong một vài thập kỷ tới, khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương sẽ trở thành nơi hội tụ quan trọng nhất thế giới. Trong đó, Ấn Độ là một trong những quốc gia đang nổi lên với tiềm lực kinh tế, quân sự ngày càng lớn, có vai trò không nhỏ đối với cấu trúc an ninh khu vực.
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 05:58 26-08-2022
Cuộc “Cách mạng Xanh” vào những năm 1960 dựa trên nền tảng công nghệ đã làm tăng sản lượng lương thực của Ấn Độ nhờ tạo ra các giống cây trồng mới năng suất cao, sử dụng rộng rãi phân bón và máy móc, cải cách ruộng đất và hệ thống thuỷ nông. Bài viết này cho rằng, chính công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, dẫn tới cuộc “Cách mạng Xanh” trong nông nghiệp ở Ấn Độ. Romer cho rằng, chính giáo dục, các nghiên cứu và phát triển cũng là yếu tố quan trọng để công nghệ được áp dụng một cách thành công. Ngày nay, hơn 50% dân số Ấn Độ làm trong lĩnh vực nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm 17% GDP. Điều này đã chỉ ra rằng, cuộc Cách mạng Xanh trong nông nghiệp không tạo ra thay đổi về cơ cấu ngành trong kinh tế Ấn Độ như một số người ảo tưởng. Mặc dù có những mặt tiêu cực, nhưng cuộc Cách mạng Xanh trong nông nghiệp đã giúp tăng sản lượng thu hoạch.
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 05:56 26-08-2022
Dù rất tích cực can dự và hợp tác với khu vực, nhưng có một hố sâu ngăn cách giữa tham vọng và khả năng thực hiện của Ấn Độ. Nếu nghiêm túc về mở rộng ảnh hưởng về phía Đông, Ấn Độ cần thực hiện và hoàn tất nhiều việc hơn nữa.
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 05:49 26-08-2022
Dù rất tích cực can dự và hợp tác với khu vực, nhưng có một hố sâu ngăn cách giữa tham vọng và khả năng thực hiện của Ấn Độ. Nếu nghiêm túc về mở rộng ảnh hưởng về phía Đông, Ấn Độ cần thực hiện và hoàn tất nhiều việc hơn nữa.
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 05:46 26-08-2022
Từ khi độc lập cho đến nay, Ấn Độ coi việc thực hiện lý tưởng cường quốc là mục tiêu chính của chính sách ngoại giao nước này. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, dựa trên sự thay đổi của tình hình trong nước và quốc tế, Ấn Độ đã thực hiện cải cách kinh tế và điều chỉnh chính sách ngoại giao. Trong chính sách ngoại giao đa phương toàn diện đó,“Chính sách hướng Đông” với trọng tâm hướng về khu vực Đông Nam Á đã đạt được sự tiến triển to lớn. “Chính sách hướng Đông” nhằm phục vụ cho chiến lược cường quốc của Ấn Độ sẽ giúp cho sức ảnh hưởng của Ấn Độ mở rộng đến khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, từ đó thực hiện mơ ước từ cường quốc châu Á trở thành cường quốc thế giới.
Tư liệu Nghiên cứu Ấn Độ 05:42 26-08-2022
Video - Ảnh
Bạn quan tâm nhất